Trường hợp nào được xem là lấn đất và chiếm đất?
Trường hợp bạn không thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản này.
Hỏi: Gia đình tôi ở Bắc Giang, nhà nằm trong xóm, cạnh con mương làng. Từ đất sổ đỏ nhà tôi mở rộng ra phần lòng mương khoảng 2m chiều hẹp, mở rộng chiều phía bắc 6,70 m.
Năm 2003, gia đình tôi xây tường phía bắc từ phần đất sổ đỏ ra đến con mương dài 6,70m nhưng không thấy xã có ý kiến.
Đến năm 2013 gia đình tôi tiếp tục xây phần móng công trình phụ và bờ tường bao đất với chiều dài 15,30m nằm trong phần đất đã lấn chiếm. Phó chủ tịch xã, chủ tịch xã đã yêu cầu gia đình nộp phạt 1,5 triệu đồng và phải tự tháo dỡ.
Xin hỏi, phần đất của gia đình tôi có quy hoạch vào diện 191 hay không? Xin nói thêm phần đất lấn chiếm không ảnh hưởng tới đường đi, không ảnh hưởng tới dòng chảy, không ảnh hưởng tới lưới điện và không thuộc diện tranh chấp.
Do Hong Quan (dohongquan_hvtc@… )
Trả lời
1. Diện 191?
Về diện 191 mà bạn nêu trong thư, tôi có thể hiểu là bạn đang đề cập quy định tại Quyết định số 191 ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với một số trường hợp vướng mắc, tồn tại trước ngày 1/1/2012 cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Trường hợp bạn không thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản này.
2. Lấn, chiếm đất
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định số 105 ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:
– Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất,
– Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.
Do vậy, hành vi sử dụng đất, xây dựng trên đất do lấn, chiếm như trường hợp bạn nêu là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi lấn, chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, ngoài việc bị xử phạt theo quy định, còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Leave a Reply